Để tiền mãn kinh không còn là nỗi ám ảnh

Tiền mãn kinh – mãn kinh là giai đoạn quá độ quan trọng trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Giai đoạn này, người phụ nữ có thể sẽ phải chứng kiến nhiều sự thay đổi mạnh mẽ về tâm và sinh lý, hầu hết theo hướng tiêu cực. Thế nhưng, thay vì chấp nhận một cách khó chịu, hãy tận dụng những tiến bộ y học để cuộc sống thời kỳ tiền mãn kinh không còn là nỗi ám ảnh.

Tiền mãn kinh

Cú sốc mang tên “Mãn kinh”

Ở tuổi 46, chị Phạm Hương Giang, chủ một nhà hàng tại Hà Nội bắt đầu thấy kinh nguyệt thưa dần, nhiều tháng mới có và lượng cũng rất ít. Chưa kịp thoải mái vì được chia tay với những cơn đau bụng co thắt, cuộc sống của chị dần trở nên khó chịu khi cơ thể thường xuyên đau nhức, da sạm đi.

Ở nhà hàng, nhân viên phàn nàn chị hay cáu gắt hơn dù công việc vẫn suôn sẻ. Buổi tối về nhà chị nghĩ mình làm việc mệt nên cũng rất sợ mỗi khi chồng có ý định gần gũi. Sau hơn một năm cuộc sống ít nhiều bị đảo lộn như vậy, chị bắt đầu tìm hiểu và biết rằng mình đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Theo nghiên cứu năm 2017 của Tiến sĩ Nguyễn Đình Phương Thảo – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế thì phụ nữ ngày nay đảm đương nhiều công việc xã hội, vì vậy ở tuổi tiền mãn kinh, các chị em dễ bị stress hơn và do đó tần suất bốc hỏa cũng cao hơn so với phụ nữ những thập niên trước. 

tiền mãn kinh

Có 2 giai đoạn trong hội chứng mãn kinh mà người phụ nữ phải trải qua:

  • Giai đoạn tiền mãn kinh: xuất hiện vào độ tuổi 43-50. Cơ chế này có thể kéo dài đến 5 năm do sự hoạt động của buồng trứng và tử cung bắt đầu suy giảm.
  • Giai đoạn mãn kinh: Thường ở lứa tuổi 50-55 do buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và ngưng tiết ra nội tiết tố nữ dẫn đến kinh nguyệt mất hoàn toàn.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp tiền mãn kinh trước tuối 40 hoặc mãn kinh sau 60 tuổi tuỳ theo thể trạng.

Trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, ngoài những dấu hiệu phổ biến là thay đổi chu kỳ cũng như tính chất của kinh nguyệt, còn nhiều dấu hiệu khác gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như:

  • Thiếu hụt estrogen khiến cơ thể không thể tự điều hòa dẫn đến cơn nóng lạnh, bốc hỏa bất thường. Rối loạn vận mạch biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực, đau nhức cơ xương khớp. Vòng 1 trở nên nhăn nheo, chảy sệ do mất tổ chức dưới da. 
  • Thiếu hụt estrogen khiến buồng trứng, tử cung teo lại, các tuyên nhờn giảm thiểu, dễ viêm nhiễm do tạp khuẩn dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục.
  • Sự tăng cân, béo phì do rối loạn chuyển hóa chất mỡ. Xuất hiện các rối loạn chuyển hoá như: cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… Có nguy cơ xuất hiện các bệnh lý ung thư đường sinh dục nữ như: ung thư vú, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng…

tiền mãn kinh

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phượng, chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Có khoảng 1/3 phụ nữ trên 56 tuổi tránh quan hệ tình dục vì bị đau. Phần lớn phụ nữ Việt Nam nghĩ rằng các rối loạn tình dục ở tuổi mãn kinh là do tuổi già. Vì vậy, hầu hết không áp dụng bất cứ trị liệu nào cho rối loạn tình dục. Thực tế này đã khiến nhiều cuộc hôn nhân tốt đẹp trong nhiều năm bị sụp đổ khi người chồng không mãn dục cùng lúc với vợ”.

Mặc dù tiền mãn kinh – mãn kinh không phải là bệnh, nhưng nó gây nên sự khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Nhờ những tiến bộ y học, nay đã có thể hoàn toàn hoàn toàn khắc phục các vấn đề này.

tiền mãn kinh
Liệu pháp nội tiết tố – Vị cứu tinh của chị em phụ nữ

Nguyên nhân của tiền mãn kinh – mãn kinh

Nguyên nhân chính của các rối loạn tuổi mãn kinh là sự giảm estrogen (nội tiết tố) buồng trứng. Từ gốc rễ này, y học hiện tại đã nghiên cứu thành công “Liệu pháp nội tiết thay thế” – dùng estrogen ngoại sinh để bù vào nguồn estrogen nội sinh bị thiếu hụt.

Năm 2007, bác sĩ Nguyễn Duy Tài khi nghiên cứu hiệu quả điều trị nội tiết tố trên 1.235 phụ nữ tiền mãn kinh mãn kinh ở TP. Hồ Chí Minh đã ghi nhận rằng các triệu chứng rối loạn vận mạch cải thiện rất tốt sau 6 tháng điều trị.

Cuộc khảo sát sức khỏe của bác sĩ Nguyễn Duy Tài cũng cho thấy có khoảng 63% phụ nữ trong tuổi mãn kinh tại TP. Hồ Chí Minh gặp chứng bốc hỏa. Sau khi điều trị estrogen 6 tháng, hơn 50% chị em thuộc đối tượng này giảm hẳn tần suất bốc hỏa.

tiền mãn kinh

Chứng cứ mới của Bác sĩ Palacios (Mỹ) cho thấy rằng việc sử dụng 70mg isoflavone bằng đường uống (một liệu pháp estrogen thay thế chiết xuất từ đậu nành) không chỉ mang lại sự dễ chịu cho những phụ nữ này mà còn khá an toàn vì không gây một ảnh hưởng xấu nào trên nội mạc tử cung và tuyến vú trong 3 năm theo dõi.

Những nghiên cứu trên góp phần khẳng định việc sử dụng liệu pháp nội tiết tố là thật sự cần thiết. Gần đây, việc dùng các dẫn xuất estrogen từ thảo dược ngày càng cho thấy hiệu quả đáng chú ý, các nghiên cứu đang tiến hành hứa hẹn estrogen từ thảo dược sẽ mang lại nhiều tác dụng hơn nữa trong tương lai.

Cẩm Tú 
BEAUTYLIFE